Những Người Không Nên Ăn Tỏi Đen & Cách Ăn Tỏi Đen Chuẩn Nhất

Những Người Không Nên Ăn Tỏi Đen & Cách Ăn Tỏi Đen Chuẩn Nhất

Tỏi đen có rất nhiều tác dụng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Ăn tỏi đen đúng cách giúp phát huy tối đa các tác dụng của sản phẩm. Đặc biệt là những người không nên ăn tỏi đen càng cần chú ý điều này để tránh tổn hại cho sức khỏe.

nhung-nguoi-khong-nen-an-toi-den

I. Tỏi đen và công dụng của tỏi đen

Nhiều người nghe qua tỏi đen nhưng chưa biết rõ về thực phẩm này, nhất là công dụng chi tiết của nó. Vậy tỏi đen là gì và công dụng ra sao?
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen vốn dĩ không có sẵn trong tự nhiên. Nó được làm từ tỏi trắng, trải qua quá trình lên men chậm (khoảng 30-60 ngày), trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (khoảng 60 – 90 độ C) và độ ẩm (khoảng 70% – 90%).
Kết thúc quá trình lên men, thành phẩm thu được là tỏi đen có hàm lượng dinh dưỡng và hoạt chất tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng. Ước tính, hàm lượng chất dinh dưỡng như allicin, hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose,… tăng từ 120% – 900% so với trước lên men. Tỏi đen chất lượng có vị ngọt như trái cây sấy khô, dẻo, rất thơm và có tác dụng mạnh trong việc điều trị bệnh.

nhung-nguoi-khong-nen-an-toi-den
Tỏi đen được lên men từ tỏi trắng và có rất nhiều tác dụng với sức khỏe

Tác dụng của tỏi đen

Tỏi đen được xem là một loại thuốc quý vì nó có rất nhiều công dụng tích cực đối sức khỏe của người sử dụng. Ăn tỏi đen đúng cách mang lại những tác dụng sau:

  • Ức chế sản xuất và giúp thu dọn gốc tự do.

  • Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào lá gan khỏi các độc tố hữu hiệu, giảm áp lực lên gan, dùng trong điều trị xơ gan, viêm gan.

  • Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, suy nhược cơ thể do bệnh lâu ngày, người bị cảm cúm.

  • Ức chế một số dòng tế bào ung thư, gây chết tế bào ung thư nên hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

  • Giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, chống virus cực kỳ hiệu quả, thúc đẩy quá trình phục hồi các khối cơ bị tổn thương do tập luyện để trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

  • Kìm hãm sự phát triển của cholesterol trong máu, giảm mỡ máu, thúc đẩy giãn mạch máu giúp giảm áp lực lên thành mạch, tăng HDL-Cholesterol nên có khả năng điều hòa huyết áp, tăng lưu thông máu và ngăn chặn tình trạng tắc mạch máu, tốt cho hệ tim mạch.

  • Điều hòa đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường.

  • Cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt, chức năng tiêu hóa.

  • Tác dụng giảm tình trạng kích thích, căng thẳng và lo âu quá mức, giúp trấn an tình thần và ngủ ngon hơn.

Với nhiều tác dụng nêu trên, có phải bất kỳ ai cũng sử dụng tỏi đen được hay không? Phần tiếp theo sẽ giải đáp về trường hợp những người không nên ăn tỏi đen.

II. Những người không nên ăn tỏi đen và lý do

Mặc dù tỏi đen có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là tim mạch và phòng chống ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo có những người không nên ăn tỏi đen.

1. Vì sao có những người không nên ăn tỏi đen?

Tỏi tươi sử dụng như một phương thuốc kháng sinh tự nhiên. Theo đông y, tỏi tươi có vị cay, tính ôn, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, giúp sát khuẩn, chữa khí hư, đầy bụng, cảm cúm, đờm ho,… nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

nhung-nguoi-khong-nen-an-toi-den

Có những người không nên ăn tỏi đen

Mặc dù tỏi đen đã trải qua quá trình lên men, tính cay nồng đã giảm đi rất nhiều thay vào đó là vị ngọt thanh và thơm. Tuy nhiên, các thành phần dưỡng chất trong nó không hề bị tiêu biến đi mà lại càng gia tăng hàm lượng. Vì vậy, ăn tỏi đen nhiều sẽ kích thích hệ tiêu hóa, thậm chí làm tổn thương và khiến các bộ phận tiêu hóa gặp nhiều vấn đề như chứng ợ nóng, đầy hơi, khó chịu. Cho nên không có gì lạ khi có người lo lắng đau dạ dày ăn tỏi được không.

2. Những người không nên ăn tỏi đen

Không chỉ là câu hỏi “bị đau dạ dày có ăn được tỏi đen không?” Mà rất nhiều người thắc mắc bị bệnh lý nào thì thuộc những người không nên ăn tỏi đen. Về điều này, bệnh nhân có tiền sử bệnh hoặc đang mắc các bệnh lý sau đây thuộc trường hợp cần chú ý:

  • Người mắc bệnh tiêu chảy: Dễ gây kích thích hệ tiêu hóa, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến bệnh nặng hơn.

  • Người bị huyết áp thấp: Làm giãn thành mạch.

  • Người bị đau dạ dày: Chú ý không nên ăn khi đói sẽ khiến hại dạ dày.

  • Người mắc bệnh về mắt: Gia tăng kích ứng, kích thích màng nhầy ở mắt, suy giảm thị lực, khiến bệnh lý về mắt nặng hơn.

  • Người điều trị bệnh về thận: Đồ có tính cay nóng ảnh hưởng thận, dễ phản ứng với thuốc điều trị, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Người bị bệnh về gan: Khiến gan làm việc nhiều hơn, gia tăng áp lực lên gan, gây buồn nôn và mệt mỏi, còn làm giảm lượng hemoglobin dẫn đến thiếu máu và gây bất lợi cho việc điều trị bệnh.

nhung-nguoi-khong-nen-an-toi-den

Những người nào không nên ăn tỏi đen?

Ngoài bệnh nhân có tiền sử bệnh không nên ăn tỏi đen, còn một số đối tượng sau đây bác sĩ khuyến cáo thuộc những người không nên ăn tỏi đen hoặc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Người có thân nhiệt cao, nóng trong người, đang bị nóng sốt,…: Vì thân nhiệt có thể bị tăng.

  • Người sử dụng rượu ngâm tỏi đen: Không nên dùng nhiều trong một thời gian dài để tránh những tác động xấu cho sức khỏe.

  • Người có sức đề kháng yếu: Hàm lượng hoạt chất cao nên người có sức đề kháng yếu dễ bị phản tác dụng, dùng quá liều lượng cho phép có thể gây sốc phản vệ.

  • Bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị: Làm mất tác dụng của thuốc điều trị, nhất là người chuẩn bị phẫu thuật, phải dùng thuốc chống đông máu vì làm giảm tác dụng thuốc.

  • Người dị ứng với tỏi: Có thể gây ngứa ngáy, cơ thể mệt mỏi, thậm chí tăng huyết áp.

Riêng với trường hợp bị đau dạ dày có ăn được tỏi không thì không phải không ăn được như nhiều người nghĩ. Đau dạ dày ăn tỏi đen rất tốt vì nó kích thích tiêu hóa rất tốt, làm quá trình tiêu hóa tốt hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày. Nhưng cần lưu ý là không ăn tỏi đen khi đói, sẽ làm hại dạ dày.

III. Ăn tỏi đen thế nào cho đúng?

Nếu bạn không thuộc nhóm những người không nên ăn tỏi đen hoặc được phép sử dụng nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ, thì phải biết cách ăn cho đúng để vừa phát huy hết tác dụng của thực phẩm này, lại vừa tránh được việc gây lãng phí.

nhung-nguoi-khong-nen-an-toi-den
Cần chú ý cách ăn tỏi đen để phát huy hết tác dụng của nó

Dưới đây là những lưu ý khi ăn tỏi đen:

Về liều dùng

Theo khuyến cáo, người bình thường có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn mỗi ngày, tương đương 3 – 5 gram. Dùng quá liều lượng này có thể gây những tác dụng phụ.
Ngoài ra, với từng đối tượng và nhu cầu sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh mà liều dùng tỏi đen cần cân nhắc cho hợp lý. Dưới đây là liều dùng bạn có thể tham khảo theo khuyến cáo của các chuyên gia:

  • Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu: 2 – 3 củ/ngày.

  • Tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh: 2 – 3 củ/ngày.

  • Để ngủ ngon hơn: 1 – 2 củ/ngày.

  • Trẻ em từ 2 12 tuổi: 1 củ/ngày.

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường,…: 1 – 3 củ/ngày.

  • Người già: Sử dụng từ 12 củ/ngày.

Về cách dùng

Ngoài việc xác định những người không nên ăn tỏi đen thì cách ăn cũng rất quan trọng. Khi ăn tỏi đen cần chú ý:

  • Nên nhai kỹ: Để phát huy tối đa công dụng của các thành phần.

  • Nếu ăn trực tiếp: Ăn riêng tỏi đen sẽ tốt hơn rất nhiều so với khi ăn chung với gia vị khác. Nên bóc vỏ và ăn trực tiếp kết hợp với 1 cốc nước lọc.

  • Ép nước: Cho 3-5 gam tỏi đen đã bóc vỏ cùng 50ml nước ấm vào máy xay nhuyễn, lọc bỏ bã là có ly nước ép tỏi để dễ sử dụng.

  • Ngâm rượu: Cho 250g tỏi đen bóc bỏ vỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong khoảng 10 ngày là dùng được, hợp nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn, uống 1 – 3 lần/ngày, mỗi lần 50ml.

  • Ngâm với mật ong: Tăng dược tính giúp phòng và điều trị các chứng bệnh, đặc biệt là cảm cúm bằng cách ngâm 125 – 150g tỏi đen bóc vỏ với mật ong, sử dụng sau khi ngâm được khoảng 3 tuần.

  • Ăn kèm các món khác: Giúp cải thiện hương vị món ăn, dễ ăn hơn.

Thời điểm dùng

Tỏi đen là thực phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Tuy nhiên, vì đặc tính và hoạt tính vốn có của nó nên khi sử dụng bạn cũng cần để ý đến thời điểm dùng, cụ thể:

  • Dùng trong bữa ăn hoặc sau khi ăn của các bữa trong ngày để phát huy tối đa tác dụng.

  • Không nên ăn lúc đang đói vì sẽ gây cồn cào ruột và dạ dày.

  • Không nên ăn khi chuẩn bị đi ngủ.

Trên đây là những chia sẻ về những người không nên ăn tỏi đen và những kiến thức khác liên quan khi sử dụng loại thực phẩm “thần dược” này. Tỏi đen rất nhiều dưỡng chất tốt, nếu biết sử dụng đúng cách sẽ là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn. Hãy nhớ tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ Landfood qua số hotline 0333 41 7777 để được hỗ trợ.